THƯ MỤC TÁC GIẢ
HÌNH ẢNH
(Xem: 14971)
Để tạo phước duyên cho quý Phật tử vào dịp đầu xuân, vào thứ 7 ngày 4/2/2017 (mùng 8 Tết tháng Giêng năm Đinh Dậu) Chùa Niệm Phật đã tổ chức chuyến “Hành Hương Đầu Năm” cho các Phật tử có cơ hội thăm viếng các chùa trong tiểu bang Minnesota và các vùng phụ cận
(Xem: 16584)
Đêm 10/12/2016 nhằm tối 12 tháng 11 Âm lịch, năm Bính Thân, hòa chung trong không khí hân hoan kỷ niệm Lễ Khánh Đản Đức Phật A Di Đà của người con Phật nói chung và những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ niệm Phật nói riêng, Chùa Niệm Phật long trọng tổ chức đêm hội Hoa Đăng mừng ngày vía đức Phật A Di Đà
(Xem: 9865)
Chiều ngày 14 tháng 10 năm 2016, tại Chánh điện Chùa Niệm Phat trong không khí trang nghiêm trọng thể, Chư Tôn Đức Tăng Ni đã quang lâm chứng minh khai mạc Pháp Hội Ngũ Bách Danh và Khóa tu học Phật pháp lần I, đồng thời nhiệt liệt hân hoan đón mừng tất cả đại chúng nam nữ Phật tử đồng về tham dự.
(Xem: 9503)
Chùa Niệm Phật phát nguyện thiết lập lễ hội Hoa Đăng dâng lên cúng dường Đức Bồ tát Quán Thế Âm và mười phương Tam bảo.
(Xem: 13637)
Một lần nữa, đón mừng mùa Vu Lan – Báo Hiếu đã về, để đền ơn Thầy Tổ, báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ hiện tại và cha mẹ Cửu Huyền Thất Tổ, Chùa Niệm Phật chúng con long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan Báo Hiếu báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cha mẹ bảy đời quá vãng và đồng thời trang nghiêm tổ chức Lễ Húy Kỵ lần thứ 14 ngày Hoà thượng Bổn sư chúng con viên tịch nhằm dâng lên bậc Ân Sư khả kính những nén tâm hương với lòng tri ân vô hạn. Đặc biệt hơn, mùa Vu lan năm nay, hội đủ duyên lành Chùa Niệm Phật chúng được phước duyên cung thỉnh Tôn tượng Bồ tát Quan Âm tôn trí tại bổn tự và nhân dịp mùa Vu Lan này chúng con nhân sự tùng sự, thành tâm thiết lễ an vị Tôn tượng Bồ tát, để mọi người cùng chiêm bái.
KHÁCH VIẾNG THĂM
100,000

Cô Gái Việt Nam Đầu Tiên Trong Tu Viện Nepal

17 Tháng Sáu 20166:36 CH(Xem: 8615)
Cô Gái Việt Nam Đầu Tiên Trong Tu Viện Nepal
Đang làm quản lý marketing cho một công ty tại TP.HCM, Hà Phương đột ngột quyết định sang Nepal...
Đang làm quản lý marketing cho một công ty tại TP.HCM, Trương Thị Hà Phương (28 tuổi) đột ngột quyết định sang Nepal học chương trình tiến sĩ kéo dài 9 năm trong tu viện Kanying Shedrub Ling, Kathmandu.
Hà Phương cho biết sau khi học sẽ trở về Việt Nam làm phiên dịch liên quan đến Phật pháp.
Lối đi khác biệt
Vào tháng 10.2012, cô gái Trương Thị Hà Phương (quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu, lúc đó 24 tuổi) lần đầu tiên đi du lịch Nepal. Khi đang tham quan những di tích ở thủ đô Kathmandun, Phương bỗng gặp một chàng trai người Thụy Điển.
Chàng trai này hỏi: “Cô có biết bậc đạo sư Chokling Rinpoche ở đâu không?”. Phương lắc đầu, nhưng chợt nói: “Tôi cũng muốn đi gặp thầy cho biết”. Thế rồi đôi bạn mới quen cùng nhau đến tu viện Kanying Shedrub Ling, nơi có Rinpoche (được xem là bậc đạo sư tái sinh) cần tìm.
“Mọi người nói thầy hay ở bên trong tu viện. Nhưng không hiểu sao lần này thầy ra ngoài cửa như là chờ đợi chúng tôi. Sau khi nói chuyện, thầy hỏi tôi có muốn ở lại học không thì tôi gật đầu: Con muốn!” – Hà Phương trải lòng.
Sau chuyến đi định mệnh đó, Hà Phương về Việt Nam chuẩn bị hành trang cho quãng đường đời mới. Quyết định nghỉ việc của cô khiến nhiều người sửng sốt. Bởi lúc ấy, Phương đang làm quản lý marketing trong một công ty thương mại – dịch vụ tại TP.HCM, với thu nhập cao và có điều kiện thăng tiến. Những người thân quen và gia đình ra sức ngăn cản Phương.
Nhưng mặc bao lời bàn tán, Hà Phương vẫn quyết định nhập học tại Học viện Phật học quốc tế Rangjung Yeshe (Kathmandu, Nepal) vào ngày 27.8.2013. Ngay từ đầu, Phương đã đặt mục tiêu sẽ theo đuổi chương trình tiến sĩ Phật học Kim Cang Thừa (Mật tông) kéo dài 9 năm. Trong đó, cô sẽ trải qua các giai đoạn: cử nhân Phật học (4 năm), thạc sĩ (3 năm) và tiến sĩ (2 năm).
Học viện Rangjung Yeshe nằm trong khuôn viên tu viện Ka - Nying Shedrub Ling, nằm trong bảo tháp Boudhanath (di tích Phật giáo được UNESCO công nhận).
Được biết, Hà Phương là người Việt Nam đầu tiên và là trẻ nhất học ở đây. Để tiếp cận lịch sử Phật giáo và sau đó chuyên sâu về Kim Cang Thừa, Phương phải học cùng lúc nhiều thứ tiếng: tiếng Tây Tạng, tiếng Nepal và tiếng Phạn cổ. Bên cạnh đó, tiếng Anh là ngôn ngữ trung gian giữa giáo viên và những học viên như Hà Phương.
Hà Phương nhìn nhận, khi mới sang Nepal, cô gần như là một trang giấy trắng. Tiếng Anh của Phương lúc đó cũng chưa thuần thục. Đặc biệt, Phương vốn chỉ quen nói chuyện về marketing, về kinh doanh và chuyện làm ăn, còn các từ ngữ chuyên ngành về Phật giáo thì đối với cô rất xa lạ.
Điều đó khiến Phương học vất vả hơn nhiều so những người khác. Cô dẫn chứng: Các bạn viết bài luận bằng một ngày là xong, trong khi Phương phải mất hết một tuần. Nhờ chăm chỉ nỗ lực, đến nay Phương đã bắt kịp mọi người.
Sức hút từ những nơi bí ẩn
Ba năm qua sống ở Nepal, Hà Phương chưa thôi ngỡ ngàng: “Đất nước này có rất nhiều điều bí ẩn, có lẽ do nó nằm bên dãy Himalaya. Trên những ngọn núi cao, có những tộc người với nền văn hóa lâu đời và huyền bí. Họ vẫn sống qua bao mùa đông rất khắc nghiệt, với nhiệt độ có khi âm đến 22-23 độ C”.
Hà Phương cho biết cô đã thám hiểm đến trạm dừng cơ bản của “nóc nhà thế giới” Everest (Everest Base Camp). Đặc biệt, cô tham gia những chuyến hành hương lên những ngọn núi cao của dãy Himalaya, thăm các hang sâu mà những nhà sư từng nhập thất (ẩn tu) lâu năm trong đó. Hà Phương kể rằng hằng năm, cô đều lên núi Lapchi vì trên đó có một vị tổ Milarepa của Kim Cang Thừa chứng đắc để lại dấu chân nơi thâm sơn cùng cốc. Cô cũng đã lên thăm làng Mustang, nơi có những bộ tộc luôn duy trì những nét văn hóa cổ xưa…
“Chúng tôi hoàn toàn đi bộ. Đó là những vùng còn rất hoang sơ, ít người khám phá. Vì không muốn có nhiều vị khách đến săm soi về bộ tộc mình nên người dân ở đó không làm đường. Qua những chuyến đi, tôi được mở mang kiến thức, hiểu biết thêm văn hóa, tôn giáo và con người Nepal”, Hà Phương kể.
Từ những chuyến đi thực tế, cô gái này kinh ngạc tự hỏi: Tại sao ngày xưa người ta có thể vác đá leo lên ngọn núi cao 5.000 m - 6.000 m để xây tu viện rất lớn trên đó? Làm thế nào mà họ vẫn tồn tại được trong những cái hang lạnh giá trên vách đá cheo leo, không hề có nước và thực phẩm?
Rồi cô đi tìm câu trả lời: “Tôi có hỏi một số tộc người là làm sao người làng và các thầy tu trên đó sống được trong những hang rất sâu, lạnh? Rồi ăn uống thế nào? Họ giải thích: Các thầy ngồi thiền rất lâu và tự làm nóng cơ thể của mình mà không cần dùng nhiều áo lông như mình bây giờ. Các thầy có thể ăn lá cây gai dại mọc ở sâu trong vách núi để sống qua ngày. Người làng còn cho biết họ có trồng lúa mạch, sau đó họ giữ nguyên cây lúa đó để làm chất đốt và làm lương thực trong mùa đông…”.
Làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền đóng học phí
Vào những ngày nghỉ, Hà Phương làm hướng dẫn viên du lịch cho người Việt Nam và một số khách nước ngoài để kiếm tiền đóng học phí (5.000 USD/năm) cùng các khoản ăn ở, sinh hoạt khác. “Mình còn là người tu tại gia, vẫn còn có những nhu cầu nên phải luôn phấn đấu để vượt qua những tham sân si. Đừng nghĩ mọi thứ vô thường rồi buông xuôi, mà nghĩ về vô thường để càng nỗ lực và phấn đấu hơn trong tu tập đó mới là những lời Phật dạy”, Hà Phương bộc bạch.
Hà Phương tâm sự, ở nơi xứ người, cô vẫn luôn thương cha nhớ mẹ vì cảm thấy mình chưa tròn chữ hiếu.
Chúng tôi thắc mắc: “Hà Phương trong quá khứ và ở hiện tại có thay đổi gì đáng kể?”. Cô gái thẳng thắn so sánh: “Trước đây, tôi rất nóng tính và hời hợt, thích cuộc sống vật chất. Còn bây giờ, tôi sống bình dị và thanh thản, dù tôi vẫn tranh thủ các ngày nghỉ làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền đóng học phí cùng các khoản khác”.
Đề cập đến ước mơ của mình, Hà Phương bày tỏ: “Khi đến Việt Nam thuyết pháp, đa phần ngôn ngữ của các nhà sư thường bị chuyển hóa từ tiếng Anh ra tiếng Việt, nên nhiều khi không còn giữ được ý nghĩa gốc nữa. Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh về Kim Cang Thừa, để hiểu đúng về tông phái này đồng thời tham gia dịch trực tiếp từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Việt”.

“Có ý chí mạnh mẽ”
Hà Phương từ nước ngoài đến nên gặp nhiều thử thách, khó khăn nơi xứ người. Hà Phương phải làm thêm vất vả để duy trì việc học. Tuy nhiên, cô ấy là người Việt Nam có ý chí mạnh mẽ, nên tôi tin rằng cô sẽ vượt qua mọi gian khó.

Lạt-ma Lungrig Wangchuk, tu viện Kanying Shedrub Ling
Học viện Phật học quốc tế Rangjung Yeshe hiện có khoảng 120 học viên đang theo học. Họ đến từ các nước: Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Nga, Canada, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Hiện tại có ba 3 học viên là người Việt Nam theo học, trong đó có Trương Thị Hà Phương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn